Vòng thi quyết định cơ hội trúng tuyển hay không đối với ứng viên, vậy kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng là gì?
Mục Lục
Tìm hiểu thông tin về vị trí ứng tuyển
Không riêng gì ngân hàng mà trong hàng loạt các cuộc phỏng vấn xin việc ở các vị trí khác nhau chắc chắn sẽ có câu hỏi: Em biết gì về công việc này.
Do đó, một kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng mà các ứng viên cần phải nắm rõ đó là tìm hiểu chi tiết về vị trí ứng tuyển. Bạn cần phải tìm lại bản mô tả công việc để có thể tìm được những điểm liên quan của công việc đối với kiến thức đã học được tại trường.
Nếu như chuẩn bị tốt phần này, câu hỏi: Em biết gì về công việc này cũng không còn phải là một trở ngại quá lớn dành cho bạn.
Trang phục, những thứ cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
Đối với trang phục – kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Đây là phần rất quan trọng trong kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng hiện nay. Ấn tượng ban đầu sẽ quyết định rất nhiều tới phần phỏng vấn của bạn. Và ngân hàng thường rất đề cao sự chuyên nghiệp nên bạn không nên mặc những bộ đồ quá thoải mái. Và để lựa chọn trang phục, bạn có thể sử dụng như loại trang phục như sau:
Đối với nam giới – Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Nên mặc một bộ vest có kết hợp với caravat cùng một đôi giày đen. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đeo thêm một chiếc đồng hồ vừa để tiện theo dõi thời gian vừa là một loại trang sức dành cho bản thân.
Đối với nữ giới – Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Nên sử dụng trang phục là váy công sở, áo sơ mi trắng và có túi xác tay theo. Nên có một chút trang điểm như không cần quá nặng.
Những thứ cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn
- Bản mô tả công việc: điều này đặc biệt cần thiết đối với các ứng viên khi trả qua câu hỏi em biết gì về công việc mà mình đang ứng tuyển. Việc có được bản mô tả công việc mẫu sẽ giúp bạn vững tâm hơn trong buổi phỏng vấn với ban giám khảo là rất nhiều người ở vị trí cao cấp trong ngân hàng
- Sổ tay, bút: đối với những người có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng. Việc cầm theo sổ tay, bút sẽ giúp ứng viên có thể ghi lại những điều cần thiếu khi nhà tuyển dụng phổ biến
- Giấy tờ tùy thân: thông thường khi đi phỏng vấn ngân hàng, bạn sẽ phải gặp bộ phận lễ tân đầu tiên và đôi khi sẽ phải để lại giấy tờ tùy thân trước khi vào phỏng vấn.
Về tác phong – kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Đến sớm 5-10 phút
Hãy nhớ nguyên tắc đến đúng giờ là đến muộn. Bạn thường không được phỏng vấn ngay khi có mặt nhưng việc đến sớm giúp giảm thiểu các nguy cơ như sự cố trên đường, sự cố trang phục…
Bên cạnh đó, một số nhà tuyển dụng khó tính cũng đánh giá sự chu đáo và thái độ cầu thị của ứng viên thông qua việc họ xuất hiện sớm một chút so với thời gian được hẹn phỏng vấn.
Cầm túi trên tay
Đây là một điều đơn giản trong tác phong thường bị ứng viên bỏ quên, tránh đeo balo hoặc túi trên vai và khi bước vào phòng phỏng vấn bạn phải loay hoay quay đi quay lại để tháo túi/balo. Thay vào đó, hãy cầm trên tay và đặt nhẹ nhàng vào ghế trước khi ngồi xuống. Điều này sẽ tăng điểm thanh lịch cho ứng viên.
Nở nụ cười thân thiện – kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Một lưu ý không mới nhưng không bao giờ là thừa, việc nở một nụ cười thân thiện với các nhà tuyển dụng trước khi vào phỏng vấn sẽ tạo bầu không khí thoải mái, giảm bớt căng thẳng.
Đối diện với nhà tuyển dụng như thế nào?
Khi vào phòng, hãy đi thẳng, hơi cúi chào, “đường hoàng” chủ động kéo ghế ngồi và chào Nhà tuyển dụng, không nên vì quá run mà khép nép quá.
Trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể mở đầu bằng cách chủ động giới thiệu bản thân, tập trung vào thông tin chính và đặc biệt nhấn mạnh đến chuyên ngành học hoặc kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển – đừng mất thời gian bởi những thứ linh tinh (như sở thích, chứng chỉ không liên quan, các loại địa chỉ …).
Khi trả lời phỏng vấn, hãy cố gắng nhìn thẳng vào vùng tam giác giữa Hai Mắt và Miệng nhà tuyển dụng (tránh nhìn thẳng vào mắt). Trả lời gọn, rõ ràng, không dài dòng, cứ trả lời ý chính trước, họ hỏi thêm ta sẽ diễn giải.
Đọc thêm: Hồ sơ xin việc làm có những gì? Kinh nghiệm khi đi xin việc làm
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Giới thiệu về bản thân mình? – kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Đây là câu hỏi mà 100% nhà tuyển dụng đều hỏi trong các cuộc phỏng vấn. Một phần giới thiệu tốt sẽ giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên.
Vì thế, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và tập trước ở nhà. Bạn cần chuẩn bị 1 bản giới thiệu bằng tiếng Việt và 1 bản tiếng Anh. Nội dung phải đầy đủ nhưng ngắn gọn, đưa ra được những điểm ấn tượng.
Theo bạn, vị trí giao dịch viên sẽ làm những công việc gì?
Về cơ bản bạn cần làm rõ 2 ý:
- Giao dịch viên là đại diện của ngân hàng tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng
- Công việc cụ thể bao gồm: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hỗ trợ khách hàng, giới thiệu sản phẩm của ngân hàng tới khách, thực hiện các tác vụ khác khi được yêu cầu.
Kĩ năng nào là quan trọng nhất đối với giao dịch viên
Trả lời: Dựa vào hiểu biết của bạn và thế mạnh của bản thân để đưa ra câu trả lời vì không có một đáp án cố định cho câu hỏi này, quan trọng nhất là bạn cần trả lời dứt khoát và lí giải thuyết phục lựa chọn của mình. Bạn có thể tham khảo các kỹ năng đã được nêu trên để trả lời câu hỏi này.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:
- Vì sao bạn lựa chọn ngân hàng chúng tôi?
- Bạn biết gì về ngân hàng chúng tôi?
- Đối với giao dịch viên thì đức tính nào là cần thiết nhất?
Bạn có nộp hồ sơ vào ngân hàng khác không/Bạn đã nộp hồ sơ vào bao nhiêu ngân hàng?
Gợi ý: Câu hỏi này hẳn sẽ khiến nhiều ứng viên phân vân không biết nên trả lời thành thật hay nói dối. Lời khuyên cho bạn là hãy là chính mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Bạn không nên quanh co mà hãy trả lời thẳng thắn. Bên cạnh đó, bạn có thể liệt kê các vị trí liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Điều này sẽ thể hiện bạn là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này khiến nhiều bạn khó xử cũng không kém. Chẳng nhẽ mình lại nói ra các nhược điểm của công ty cũ như lương thấp, môi trường làm việc kém năng suất, những mâu thuẫn của mình với sếp hay sao?
Có thể bạn cũng sẽ nói ra một số đặc điểm mình không thích ở công ty cũ, tuy nhiên, hạn chế nói ra những điểm nhạy cảm đặc biệt là vấn đề tiền lương.
Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Khi gặp những câu hỏi mở thế này, bạn nên trả lời sao cho thú vị và có nhiều thông tin. Bạn phải chứng minh được mình hiểu về vị trí ứng tuyển, có kỹ năng, kiến thức đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bạn còn câu hỏi nào hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?
Đây cũng là một câu hỏi đánh giá trình độ ứng viên. Rất nhiều bạn đã đặt ra các câu hỏi như anh ABC bao nhiêu tuổi ạ? Số điện thoại của anh là gì nhỉ? Rồi muôn vàn các câu hỏi khác tương tự.
Thực ra, tìm hiểu về thông tin cá nhân của người phỏng vấn như vậy là hoàn toàn không nên. Thay vào đó, bạn nên đặt ra những câu hỏi có liên quan đến ngân hàng, những vấn đề bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về ngân hàng đó hay.
Lời kết
Trên đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng mà ứng viên cần nắm. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: news.timviec.com.vn, blog.topcv.vn, jobsgo.vn…)