Trong nên kinh tế thị trường, Nhà nước luôn khuyến khích đa dạng các thành phần kinh tế như công ty TNHH, công ty cổ phần, hộ gia đình cá thể, … Tuy nhiên công ty nhà nước thì không thể không có. Để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn trật tự xã hội mà có những ngành nghề kinh doanh chỉ có doanh nghiệp mới được thực hiện.
Xem thêm: Ưu nhược điểm của công ty gia đình mà bạn cần biết
Mục Lục
Công ty nhà nước là gì?
Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp, trong đó:
“1. công ty nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
- a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
Đặc điểm của công ty
Chủ đầu tư
Là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng công ty.
Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…..
Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng quy trình làm việc của công ty hiệu quả
Sở hữu vốn
Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
Hình thức tồn tại
Có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.
Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm tài sản
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
Tư cách pháp lý
công ty nhà nước có tư cách pháp nhân.
Luật áp dụng
Đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Phân loại công ty nhà nước
Phân theo hình thức tổ chức doanh nghiệp
Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty nhà nước gồm các loại hình sau:
- Là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty độc lập và tổng công ty nhà nước.
- Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty hoặc có thành viên là công ty , thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Phân loại theo nguồn vốn
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Phân theo mô hình tổ chức quản lý
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát
Một số ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
–Vốn điều lệ của doanh nghiệp 100% của nhà nước, là từ nguồn ngân sách nhà nước nên nguồn vốn của doanh nghiệp rất đảm bảo. Do có nguồn vốn của nhà nước nên hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước cũng rất dễ dàng..
– Doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia kinh doanh những ngành nghề mà các công ty không thể đăng ký ngành nghề kinh doanh này hoặc các doanh nghiệp khác không muốn thực hiện.
– Do là doanh nghiệp có vốn của nhà nước nên sẽ luôn nhận được các ưu đãi về đầu tưm về chính sách thuế.
Nhược điểm
– Doanh nghiệp nhà nước còn bị phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, sự chỉ đạo của nhà nước dẫn đến sự bị động trong hoạt động kinh doanh, không chủ động được về nguồn vốn và các hoạt động kinh doanh.
– Luôn phải báo cáo tiến độ giải quyết công việc thường xuyên, các hoạt động kinh doanh đều cần phải có chỉ đạo dẫn đến sự chậm tiến độ của các dự án.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ bài viết đặc điểm và phân loại mô hình công ty nhà nước. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại hình doanh nghiệp này.
Kha My – Tổng Hợp & Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: luatduonggia.vn, luathongphuc.vn, thienluatphat.vn)