Sau khi bạn nhận được kết quả phỏng vấn, nhưng không muốn nhận công việc đó. Hãy viết thư từ chối nhận việc theo cách dưới đây
Mục Lục
Cách viết thư từ chối nhận việc hiệu quả
Bày tỏ sự biết ơn
Bạn có biết rằng nhà tuyển dụng có thể đã mất vài giờ để đọc hồ sơ, tìm kiếm bạn trên các mạng xã hội, xem xét kinh nghiệm làm việc của bạn trong số rất nhiều hồ sơ khác và phỏng vấn bạn? Vì vậy, hãy nhớ bày tỏ sự biết ơn đối với thời gian và công sức họ đã dành cho bạn trong thư từ chối nhận việc
Đưa ra lý do ngắn gọn
Bạn không cần phải nêu lí do chi tiết tại sao bạn từ chối, hoặc bày tỏ rằng bạn đã trải qua một thời gian khủng khiếp để đưa ra quyết định mà chỉ cần một lời giải thích cơ bản là đủ.
Ví dụ, “Sau khi xem xét cẩn thận, tôi đã chấp nhận lời mời làm việc tại một công ty khác” hoặc “Mặc dù vị trí này có nhiều tiềm năng phát triển nhưng tôi đã quyết định theo đuổi một vai trò khác có nhiều cơ hội để thực hiện đam mê của mình”.
Trường hợp mức lương của doanh nghiệp chưa phù hợp
Vấn đề này có vẻ tương đối nhạy cảm nhưng nếu bạn tự tin vào khả năng của mình có thể đóng góp cho công ty để được nhận mức lương cao hơn thì đừng ngần ngại.
Đầu tiên hãy cảm ơn quý công ty vì đã đánh giá cao năng lực của bạn và bày tỏ sự hứng thú với vị trí công việc này. Sau đó hãy đưa ra lí do về mức lương nên bạn từ chối nhận công việc này.
Nếu nhà tuyển dụng thật sự cần bạn thì họ sẽ phản hồi lại bạn với một đề xuất cao hơn. Hãy chuẩn bị thật kỹ để tiếp nhận thêm một buổi nói chuyện nữa về vấn đề lương này nhé.
Đọc thêm: Những điểm cần lưu ý khi làm hồ sơ xin việc thu hút hơn
Cấu trúc thư từ chối nhận việc qua email
Tiêu đề email
Một email chuyên nghiệp luôn có phần tiêu đề. Với tiêu đề của một email từ chối nhận việc, bạn chỉ cần nêu Tên và Vị trí ứng tuyển là đủ bạn không nên viết rõ ràng “Thư từ chối công việc” hay “Thư không nhận việc”, cách viết này chưa được tinh tế và uyển chuyển.
Cấu trúc email
Nội dung thư từ chối nhận việc chuẩn bao gồm năm phần chính, đó là:
- Tiêu đề thư: Họ và tên ứng viên – Vị trí công việc được mời
- Lời chào: Tên, tuổi, địa chỉ ứng viên; Tên, địa chỉ công ty; Tên người tuyển dụng
- Lời cảm ơn: Cảm ơn công ty về lời đề nghị, bày tỏ sự đánh giá cao thời gian, công sức của phía tuyển dụng
- Lời từ chối: Thẳng thắn thông báo rằng bạn không thể đảm nhận vị trí này và bày tỏ sự tiếc nuối. Ở phần này, bạn không nhất thiết phải nêu lý do tại sao nhận công việc ở nơi khác thay vì ở đây. Nếu muốn, hãy đề cập hết sức ngắn gọn lý do từ chối
- Lời kết: Một lần nữa bày tỏ lòng cảm kích về lời mời, để lại thông tin nhằm giữ liên lạc và ký tên.
Những lý do từ chối nhận việc khéo léo nhất
Lý do từ chối nhận việc là một trong những phần gây khó khăn cho ứng viên khi soạn thảo thư gửi đến NTD. Hiểu được điều đó, Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ một số lý do từ chối nhận việc khéo léo để bạn tham khảo và áp dụng nếu phù hợp:
– [… Sau khi xem xét cẩn thận, tôi nhận thấy bản thân chưa thực sự phù hợp với công việc này.]
– [… Xem khi xem xét cẩn thận, tôi nhận thấy nó (công việc này) không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân ở thời điểm hiện tại.]
– [… Tôi đã nhận lời làm việc cho một công ty khác gửi thư mời sớm hơn.]
– [… Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi quyết định thử sức với công việc hoàn toàn khác, ở vai trò mới hơn.]
– …
Lời kết
Dù từ chối nhận việc vì lý do gì thì phản hồi lại trong thời gian sớm nhất có thể (trong vòng 24h kể từ lúc nhận được thư từ NTD) là cần thiết. Hy vọng những thông tin được dangkycongty.vn chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp ứng viên tham khảo và dùng soạn thư từ chối nhận việc chuẩn nhất khi cần.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: careerlink.vn, 123job.vn, jobsgo.vn,…)