Thành lập công ty là bước đầu tiền đặt nền móng cho việc khởi sự kinh doanh, vậy làm cách nào để đăng ký thành lập công ty?
Mục Lục
Điều kiện thành lập công ty
1. Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp
Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
2. Đặt tên doanh nghiệp
- Tên công ty gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký.
3. Địa chỉ trụ sở công ty
- Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.
- Địa chỉ công ty nếu là chung cư/căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư… rất phức tạp và mất thời gian.
4. Ngành nghề kinh doanh
Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh).
5. Vốn điều lệ công ty
Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng…
Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng.
Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể.
6. Người đại diện theo pháp luật
Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác.
Chức danh của người đại diện theo pháp luật là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị.
Đọc thêm: Bộ hồ sơ xin việc doanh nghiệp có những loại giấy tờ nào?
Các bước để đăng ký thành lập công ty
Bước 1: Chọn loại hình công ty
Có tất cả 05 loại hình doanh nghiệp khác nhau nên khi dự định thành lập công ty, các cá nhân, tổ chức trước tiên cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Cách đơn giản nhất là dựa theo số lượng thành viên tham gia thành lập công ty. Nếu chỉ có một người thì có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp để thành lập, các cá nhân, tổ chức cần xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Tiếp đó chuẩn bị hồ sơ sau:
Bước 3: Khắc con dấu công ty
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty tiến hành khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 4: Công bố mẫu dấu
Sau khi có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Lưu ý
Sau 03 ngày kể từ ngày công bố, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tra cứu mẫu dấu tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 6: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
Bước 7: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
Bước 8: Mua hóa đơn
Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
Ưu và nhược điểm của việc thành lập công ty
1. Ưu điểm
- Dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài;
- Không giới hạn ngành, nghề đăng ký đầu tư kinh doanh;
- Được phép xuất hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ) và được khấu trừ thuế GTGT;
- Được luật pháp bảo vệ khi có tranh chấp hoặc các cạnh tranh không lành mạnh;
- Không giới hạn số lượng lao động (so với HKD cá thể chỉ được sử dụng dưới 10 lao động);
- Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Nhược điểm
- Sổ sách kế toán phức tạp, phải làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm;
- Phải nộp nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (doanh nghiệp phải đóng 20% thuế TNDN/năm nếu kinh doanh có lãi);
- Phải chấp hành các quy định của Luật Doanh nghiệp.
Trên đây là các bước đơn giản để thành lập công ty. Chúc bạn thành công!
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: luatvietnam.vn, quocluat.vn, ketoananpha.vn,….)