Có rất nhiều lý do khiến một ứng viên từ chối lời mời phỏng vấn, vậy làm cách nào để từ chối lời mời phỏng vấn một cách khéo léo?
Mục Lục
Các lý do để từ chối lời mời phỏng vấn
Một số gợi ý dưới đây nếu bạn đang “bí”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hãy luôn là người thẳng thắn, thành thật, điều đó tốt cho chính bản thân bạn.
- Bạn có thể đã thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về vị trí hoặc công ty và phát hiện ra rằng mục tiêu của bạn không tương thích với sứ mệnh hoặc văn hóa của công ty.
- Bạn có thể đã có những vấn đề phát sinh trong cuộc sống và cần thay đổi kế hoạch công việc.
- Vị trí bạn ứng tuyển có thể yêu cầu cao hơn khả năng của bạn hoặc phản hồi quá chậm. Trong thời gian đó bạn đã được mời làm một công việc mới phù hợp hơn.
- Bạn có thể đã nhận được một lời mời làm việc với mức lương cao hơn hẳn.
- Lịch trình của bạn có thể đã thay đổi dẫn tới việc bạn không thể đi làm ở công ty cho dù có phỏng vấn thành công.

Từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng như thế nào?
Khi xác định không tham gia buổi phỏng vấn, bạn sẽ cần phải lưu ý một số điều sau:
Hãy chắc chắn với quyết định của mình
Khi bạn đã viết email gửi cho nhà tuyển dụng để từ chối cuộc phỏng vấn xin việc làm thì bạn phải xác định bạn không nên thay đổi quyết định này.

Bạn không thể từ chối nhưng rồi sau đó lại liên hệ với họ để sắp xếp lại cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu quyết đoán và thiếu chuyên nghiệp, niềm tin của họ với bạn cũng theo đó mà giảm đi.
Thông báo ngay cho nhà tuyển dụng
Bạn không chỉ cần phải quyết đoán về quyết định không tham gia cuộc phỏng vấn mà bạn còn nên trả lời lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng nhanh nhất có thể.
Điều này đặc biệt cần thiết khi nhà tuyển dụng đã lên kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn chính thức với bạn. Nhà tuyển dụng còn bận với các ứng viên tiềm năng khác và rất nhiều công việc nên việc bạn thông báo cho họ sớm là thể hiện bạn tôn trọng thời gian của họ.
Từ chối một cách lịch sự
Từ chối không phải là đóng sầm một cánh cửa lại mà là để mở cánh cửa cho những cơ hội có được việc làm mới trong tương lai.
Thị trường việc làm là một thế giới nhỏ bé nên biết đâu một ngày nào đó bạn sẽ gặp lại nhà tuyển dụng mà bạn đã từng từ chối. Vì vậy, hãy từ chối một cách lịch sự nhất. Theo cách này, nhà tuyển dụng vẫn sẽ có thiện cảm với bạn.

Ứng viên sẽ gây được thiện cảm cho nhà tuyển dụng nếu biết từ chối lịch sự
Trình bày lý do từ chối phỏng vấn
Mục đích của bức thư là để cho nhà tuyển dụng biết rằng kế hoạch của bạn đã thay đổi để họ có thể tiến lên với một ứng cử viên khác. Do đó, bạn không nhất thiết phải nói cho họ một lý do cụ thể tại sao bạn từ chối.
Đọc ngay: Bí quyết chuẩn bị hồ sơ xin việc giáo viên chuyên nghiệp
Một số lưu ý khi trả lời thư mời phỏng vấn
Từ chối thư mời phỏng vấn càng sớm càng tốt
Tuyệt đối đừng im lặng trước lời mời phỏng vấn. Bạn nên trả lời thư mời phỏng vấn trong thời gian sớm nhất.
Việc sắp xếp một cuộc phỏng vấn sẽ ảnh hưởng đến thời gian của rất nhiều người, chưa kể đến những ứng viên khác. Vì vậy, hãy trả lời càng sớm càng tốt, (tốt nhất là trong vòng 24 tiếng).
Đây là biểu hiện của sự chuyên nghiệp và giúp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Viết nội dung email ngắn gọn, đủ ý
Nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để xem email của từng ứng viên. Vì thế, bạn hãy cô đọng nội dung hết mức có thể để họ không bị ngao ngán khi kiểm tra email.
Học các từ chối phỏng vấn là một trong những kỹ năng quan trọng trong bước đầu của sự nghiệp. Hãy trở thành một ứng viên sáng giá và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không làm việc cho họ bạn nhé.
2 cách từ chối lời mời phỏng vấn
1. Gọi điện
Bạn nên gọi điện cho nhà tuyển dụng để chắc chắn họ đã nhận được mail. Bạn có thể nhắc lại thông tin trong mail khi gọi cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi mail thoại nếu cần.
Khi nhắc tới lí do từ chối phỏng vấn, bạn chỉ cần nói rằng đây chưa phải thời điểm phù hợp và nói về kế hoạch tìm kiếm công việc hiện tại.
Nếu bạn giới thiệu ứng viên khác, hãy cung cấp thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng.
2. Gửi email
Cấu trúc email từ chối phỏng vấn
Gửi lời chào và cảm ơn
Gửi lời chào trân trọng đến nhà tuyển dụng và cảm ơn họ đã trao cơ hội phỏng vấn, xem xét đối với mình là điều lịch sự nên làm.
Đưa ra lời xin phép từ chối phỏng vấn
Xin phép một cách lịch sự vì đã hủy buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng và đề cập lý do ngắn gọn, đơn giản: có thể là lý do cá nhân hoặc đã nhận công việc khác,… Tuyệt đối không nên những lý do quá chi tiết.
Giới thiệu bạn bè khác phù hợp
Lời chúc và lời chào trân trọng
Mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn
Bạn có thể tham khảo mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng sau:
Subject: Lời mời phỏng vấn – (Tên của bạn)
Dear + (tên nhà tuyển dụng),
Cảm ơn quý công ty rất nhiều vì đã xem xét và đánh giá hồ sơ xin việc, ứng tuyển vào vị trí + (chức danh công việc) và cho tôi cơ hội tham dự buổi phỏng vấn vào ngày… sắp tới. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, tôi không thể tham gia phỏng vấn được.
Cảm ơn quý công ty đã ưu ái và dành thời gian quý báu của mình cho tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng,
(Tên của bạn)
(E-mail)
(Điện thoại)
Lời kết
Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ nắm được cách viết email từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Nếu bạn đọc có ý kiến hay góp ý gì cho chúng tôi, vui lòng để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận của bài viết nhé!
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: vn.joboko.com, giaiphaptinhhoa.com, …)